Tắc tia sữa là vấn đề phổ biến thường gặp của các mẹ sau sinh, gây cảm giác ám ảnh và đau đớn hơn cả khi sinh. Tình trạng tắc tia sữa kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cung cấp cho bé. Nếu mẹ đang loay hoay tìm mẹo chữa an toàn, hiệu quả, thì đừng bỏ qua tất cả 12 cách chữa tắc tia sữa hiệu nghiệm dưới đây nhé.
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng tuyến sữa vẫn tiết ra sữa bình thường nhưng ống dẫn sữa bị hẹp lại hoặc ứ tắc khiến sữa không thể thoát ra ngoài đầu vú được. Trong khi đó mẹ vẫn tiếp tục tiết sữa, khiến cho bầu vú căng lên, tình trạng bị tắc sữa lại càng nghiêm trọng.
Phụ nữ mang bầu, đang cho con bú hay đang trong giai đoạn cai sữa cho con đều có nguy cơ đối mặt với tình trạng tắc tia sữa. Ước tính có khoảng 15% phụ nữ bị tắc sữa trong vòng 3– 4 tuần đầu tiên sau khi sinh con.
► Top 5 dòng sữa Nhật cho bé tốt nhất trên thị trường
Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa
- Mẹ không cho bé bú thường xuyên, tần suất bú sữa của bé liên tục bị thay đổi.
- Mẹ không vắt hết sữa còn thừa sau khi hút sữa hoặc cho bé bú.
- Vi khuẩn xâm nhập đầu ti gây tình trạng viêm tắc do mẹ không vệ sinh sạch sẽ.
- Sữa non bị ứ đọng trong bầu ngực do mẹ không cho bé bú sớm.
- Mẹ cho bé bú sai cách.
- Chế độ ăn uống không khoa học, mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.
Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa ở mẹ
Tắc tia sữa hình thành theo từng giai đoạn, mẹ hoàn toàn có thể quan sát các triệu chứng để xác định rõ mình đang ở giai đoạn nào. Từ đó tìm giải pháp khắc phục phù hợp.
- Giai đoạn 1: Sữa không ra được hoặc ra theo từng giọt rất ít, đầu ti mẹ thấy đau, căng, cứng.
- Giai đoạn 2: Bầu ngực vẫn cứng và bắt đầu xuất hiện một số cục. Mẹ bị sốt, đầu ti ửng đỏ.
- Giai đoạn 3: Mẹ sốt cao hơn, đầu ti đỏ. Dùng tay bóp vào bầu ngực thấy có mủ rỉ ra.
- Giai đoạn 4: Các dấu hiệu nặng hơn. Mẹ chuyển sang bị áp xe vú.
- Giai đoạn 5: Áp xe lâu ngày nên cách khắc phục rất khó khăn, buộc phải chích.
► Các loại sữa non tốt nhất trên thị trường hiện nay bạn nên mua
Biến chứng nguy hiểm tắc tia sữa có thể gây ra cho mẹ
Nhiều mẹ không tìm hiểu kĩ thông tin nên chủ quan cho rằng nếu tắc tia sữa thì chỉ cần bổ sung nguồn sữa khác cho con. Nhưng thực chất,
mẹ sẽ phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời.
Mẹ bị tắc tia sữa có nguy cơ cao mắc áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
- Viêm tuyến vú: bầu ngực sưng to và rất đau, sờ bầu ngực thấy có nhiều cục cứng, nặn sữa không ra, đầu vú sưng tấy.
- Áp xe vú: Sau một tuần nếu không được điều trị kịp thời, mẹ sẽ mắc phải áp xe vú. Mẹ cảm thấy đau tức dữ dội, mưng mủ ở tuyến vú.
- Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: do tắc tia sữa lâu ngày không được điều trị.
Nguy hiểm nhất là nguy cơ hoại tử tuyến vú khi các khối mủ vỡ ra đi vào máu, đồng thời gây tổn hại nghiêm trọng đến gan, thận.
Tắc tia sữa phải làm sao?
Dưới đây là 12 cách trị tắc tia sữa an toàn, hiệu quả đã được hàng nghìn bà mẹ trên thế giới áp dụng thành công. Đó có thể là các mẹo chữa tắc tia sữa dân gian, sản phẩm hỗ trợ điều trị tắc tia sữa, hay các phương pháp y học tiên tiến như sóng siêu âm trị liệu, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh tuỳ vào tình trạng) và massage trị liệu kết hợp máy hút sữa chuyên dụng.
1. Cách chữa tắc tia sữa bằng massage bằng tay
Mẹ dùng hai tay ép bầu ngực vào nhau, massage nhẹ nhàng làm tan các cục cứng ở phần sữa bị ứ đọng.
Day nhẹ nhàng theo hình vòng tròn 20- 30 lần và tăng tốc độ lên dần.
Mẹ nên thao tác một lực vừa phải trong khả năng mẹ có thể chịu đựng được. Thực hiện động tác nhiều lần để các cục cứng được làm tan.
Đây là phương pháp chữa tắc tia sữa đơn giản, gọn nhẹ và được áp dụng hàng đầu.
2. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Đây là mẹo dân gian được các bà mẹ truyền tai nhau rộng rãi. Mẹ có thể chọn một trong các bài thuốc từ loại lá thần dược này.
- Đắp lá đinh lăng: Giã nát 100g lá đinh lăng cùng 50g lá diếp cá, sau đó tiến hành đắp lên bầu ngực
- Uống nước lá đinh lăng: Đun sôi 150g lá đinh năng với 250ml nước, tiến hành đổ một lượng nước tương tự và tiếp tục đun lần 2 sau khi chắt nước lần 1. Mẹ nên uống liên tục trong khoảng 3 ngày để tình trạng tắc tia sữa được cải thiện.
- Lá đinh lăng luộc: Luộc lá đinh lăng và ăn như một loại rau.
Ngoài ra, mẹ còn có thể chế biến thêm một số món ăn với lá đinh lăng như cháo giò heo nấu lá đinh lăng, canh lá đinh lăng hầm sườn non hoặc thịt viên,…
3. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải
Sau khi rửa sạch, mẹ ngâm lá với dấm để loại bỏ độc tố và rửa lại một lần nữa với nước lọc.
Hơ lửa nóng phần cọng cứng của lá bắp cải, để một lớp khăn mỏng lên ngực trước khi đặt lá, dùng tay day mạnh trên bầu ngực để làm tan cục sữa đông. Nếu lá bắp cải cũ bị nguội, mẹ có thể thay lá khác nóng hơn và lại tiếp tục tương tự.
Sức nóng của lá sẽ làm tan sữa vón cục và giúp các đoạn ống dẫn sữa bị nghẽn được thông. Bên cạnh việc dùng lá bắp cải để chữa tắc tia sữa, lá bắp cải còn có công dụng giảm đau và giảm sưng tấy cho mẹ khi bị tắc sữa.
4. Chữa tắc tia sữa bằng xôi nếp
Mẹ nấu xôi nếp chín, sau đó bọc trong khăn massage đều trên ngực, Tầm 10 phút sau trải đều xôi nếp lên bầu ngực chừa đầu ti lại, cũng dùng chăn mền ủ giữ nhiệt. Tiến hành cho đến khi xôi nguội và lặp lại các thao tác. Sữa sẽ về ướt áo nếu mẹ kiên trì thực hiện đúng cách.
5. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít non
Lá mít non khoảng 300 gram, rửa sạch cho vào 2 lít nước, đun còn khoảng 1,5 lít uống hàng ngày. Con trai thì mẹ dùng 7 lá còn đẻ con gái thì dùng 9 lá.
Sau đó, uống ngay nước lá mít non thay nước trong vài giờ, uống càng nhiều càng tốt. Lượng nước còn lại,
mẹ dùng khăn sữa của bé giặt vào nước lá mít rồi lau đầu ti. Nên uống nước lá mít liên tục từ 2- 4 tuần tùy theo tình hình sữa mẹ về nhiều hay ít. Nước lá mít giúp tăng tiết sữa và thông mạch sữa, hiệu quả nhất với phụ nữ vừa sinh xong.
6. Dùng lược để gọi sữa về
Mẹ dùng một chiếc lược gỗ, chải nhẹ nhàng lên bầu ngực. Mẹ nên áp dụng mỗi khi rảnh rỗi, lưu ý nhẹ tay để không gây tổn thương cho bầu ngực và khiến mẹ đau rát. Đây là phương pháp massage bầu ngực giúp sữa về đều.
Nếu mẹ sinh con trai thì chải 7 cái mỗi bên, còn sinh con gái thì chải 9 cái mỗi bên.Tương tự như phương pháp đã được đề cập phía trên, mẹ nên tiến hành nhiều lần.
7. Chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Dùng một nắm lá bồ công anh hơ lên thật nóng rồi áp vào bầu ngực. Đến khi nguội thì mẹ lặp lại quy trình. Loại lá thần dược này có rất nhiều cách kết hợp, mẹ cũng có thể dùng lá bồ công anh giã nhuyễn trộn với rượu rồi cho lên chảo đảo thật nóng. Sau đó lấy ra cho vào khăn áp lên ngực mẹ đến lúc nguội. Đây là cách gọi sữa về cực nhanh.
Nỗi lo tắc tia sữa sẽ được đánh bay nếu mẹ tận dụng nước nấu lá bồ công anh để uống.
8. Chữa tắc tia sữa bằng cách uống nước chè vằng
Đây là loại thảo dược rất tốt. Với các mẹ sau sinh, loại lá cây này là thần dược giúp sản phụ chữa sưng vú, viêm tuyến sữa rất hiệu quả. Nước chè vằng nấu uống giúp thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi sữa và đắp ngoài để trị viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
Tương tự như lá bồ công anh, 20- 30g chè vằng có thể được sắc nước để uống hàng ngày hoặc đắp lên bầu ngực để kích thích sữa lưu thông.
9. Cách chữa tắc tia sữa bằng hành tím
Mẹ lấy củ hành tím, cắt lát dày chừng 1,5mm, rồi đặt lên hai bầu ngực (tránh đặt lên đầu ti), sau đó phủ khăn giấy mềm, băng lại.
Mẹ kết hợp massage bầu ngực nhẹ nhàng. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, sau 4 ngày mẹ sẽ bất ngờ vì hiệu quả của phương pháp này mang lại. Hành tím là nguyên liệu có mặt trong hầu hết gian bếp của mọi gia đình, vì vậy, mẹ nên tận dụng ngay nhé.
10. Hỗ trợ chữa tắc tia sữa bằng viên lợi sữa Mabio
Mẹ uống 2 lần trước bữa tối và trước khi đi ngủ, mỗi lần 2 viên. Mẹ không phải kiêng đồ ăn trong suốt quá trình sử dụng thuốc.
Sử dụng sản phẩm thường xuyên giúp nâng cao chất lượng và số lượng sữa mẹ. Tình trạng sức khỏe của mẹ được phục hồi. Viên lợi sữa Mabio có tác dụng thông tuyến sữa, đảm bảo nguồn sữa mẹ luôn được dồi dào.
11. Cách chữa tắc tia sữa bằng máy hút sữa
Máy hút sữa trong quá trình hút sữa ra ngoài sẽ thực hiện luôn công dụng thông tuyến sữa cho mẹ. Mẹ nên ưu tiên sử dụng máy hút sữa điện bởi lực hút mạnh, lực hút có thể tăng dần mà không gây mỏi tay. Kết hợp massage để kích sữa xuống đều.
> Tham khảo: Máy hút sữa cầm tay kichilachi
Mẹ có thể vừa làm việc vừa tiến hành dùng máy hút sữa để kích sữa. Phương pháp này giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Mẹ vừa có thể hút sữa dự trữ cho bé vừa chữa tắc tia sữa. Mẹ nên chọn chế độ hút sữa phù hợp để tránh tình trạng đau đớn, căng tức bầu ngực.
12. Sử dụng các dịch vụ thông tắc tia sữa
Mẹ đã áp dụng hết các mẹo chữa tắc tia sữa dân gian nhưng kết quả không được như mong muốn, bầu ngực vẫn ngày càng sưng phồng, thậm chí là tấy đỏ đau nhức, sữa không ra được để cho con bú? Hãy nghĩ đến phương pháp vật lý trị liệu sử dụng máy thông tia sữa ngay nhé.
Mẹ sẽ được điều trị bằng máy móc, thiết bị hiện đại. Thời gian điều trị ngắn, không đau, không gây tác dụng phụ.
Phương pháp này thường được các mẹ áp dụng khi không tìm được sự lựa chọn thay thế tốt hơn. Chi phí cần bỏ ra để được chữa trị không phải rẻ, tuy nhiên, mẹ không nên đắn đo vì nếu để lâu, tình trạng sẽ ngày một xấu đi, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
5 điều cần tránh khi bị tắc tia sữa
📍Tắm nước lạnh
Nước lạnh tuy không làm trầm trọng thêm tình trạng tắc tia sữa, nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tắm bằng nước ấm để kích thích tuần hoàn, đánh tan phần tắc nghẽn. Mẹ nên chuẩn bị thêm một túi chườm nóng để thuận tiện trong việc sử dụng khi bắt gặp tình trạng tắc tia sữa thường xuyên.
📍Trì hoãn uống thuốc kháng viêm
Thuốc sẽ không làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra của mẹ. Mẹ nên uống thuốc để giảm đau và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
📍Uống ít nước
Công dụng thần kỳ của nước có lẽ mình sẽ không phải đề cập nhiều. Bởi các mẹ đều biết thiếu hụt nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể nói chung và tình trạng sữa mẹ nói riêng.
Mẹ nên uống nước đủ, có thể thấy thế nước lọc bằng các loại nước ép, sinh tố trái cây giàu vitamin, chất xơ.
📍Không cho bé bú
Mẹ hoảng sợ vì tắc sữa và ngừng cho bé bú mà không hề biết rằng tác động của miệng bé đến đầu ti góp phần hỗ trợ lưu thông luồng sữa tốt hơn.
📍Không mặc áo ngực
Hành động này khiến ngực không được nâng đỡ, dễ dẫn đến tắc tia. Mẹ nên chọn loại áo ngực có kích cỡ phù hợp, không có gọng cứng và không quá chật, tránh làm tổn thương bầu ngực.
> Tham khảo: Sữa tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Tất cả 12 cách chữa tắc tia sữa hiệu nghiệm trên đây nên được áp dụng tùy vào tình trạng hiện tại của mẹ. Nếu các mẹo chữa tắc tia sữa không phát huy triệt để công dụng, mẹ nên tìm đến các phương pháp cao cấp hơn để tránh hậu quả không mong muốn.
Tắc tia sữa phải làm sao? Câu hỏi luôn được giải đáp chi tiết khi mẹ đến với Chonloainaotot.com. Chúc mẹ và bé yêu thật nhiều sức khỏe!