Khi bạn có một máy tính có CPU 4 nhân với card đồ họa thuộc dạng khủng, Ram 16GB nhưng tốc độ khởi động máy vẫn rờ rờ gây khó chịu. Tất cả sẽ được giải quyết với một ổ cứng SSD, nó sẽ giúp máy tính của bạn khởi động nhanh chóng <10s.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu một cách sâu sắc nhất về ổ cứng SSD, và cách để chọn mua ổ cứng SSD tốt nhất, giá phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Trước khi tìm hiểu kĩ về SSD, chonloainaotot.com chúng tôi muốn giới thiệu Top 3 ổ cứng SSD tốt nhất hiện nay. Các gợi ý này dựa trên nhiều review từ rất nhiều kĩ sư, người thường xuyên sử dụng máy tính mà chúng tôi thu thập được. Hãy xem trước các sản phẩm này, trước khi tìm hiểu về ổ cứng SSD là gì nhé.
Top 3 Ổ Cứng SSD Tốt nhất, Đáng mua nhất
Sau đây là 3 mẫu ổ cứng SSD được nhiều người đánh giá cao nhất, đáng mua nhất. Ngoài sự gợi ý này, chúng tôi còn cho bạn biết rõ hơn lý do bạn nên sở hữu chúng.
Lưu ý trong bài này chúng tôi tạm thời chỉ nói đến các ổ cứng SSD dùng kết nối chuẩn SATA II phổ biến hiện nay trên thị trường. Tạm thời bỏ qua các SSD NVMe với kết nối PCIe.
1. Ổ Cứng SSD WD Blue 3D
Đây là ổ cứng tốt nhất đại diện cho các loại ổ cứng SSD Sata III phổ thông hiện nay. SSD WD Blue 3D NAND mang lại hiệu suất tổng thể tốt nhất. Bạn hoàn toàn có thể chọn ổ SSD 120GB, 240GB hay 500GB tùy vào nhu cầu của mình.
Thông tin về sản phẩm:
- Dung lượng bộ nhớ 250GB
- Tốc độ đọc tuần tự 560MB / s
- Tốc độ ghi 530MB / s
- Thời gian trung bình 1.75 triệu giờ làm việc (MTTF)
- Chứng nhận WD FIT Lab tính tương thích nhiều dòng máy tính
Ổ cứng SSD Blue 3D sử dụng chip nhớ 3D TLC NAND cùng vi điều khiển SATA của Marvell. WD Blue 3D NAND SATA cho khả năng đọc ghi tuyệt vời so với phiên bản 2D cũ. Tốc độ ghi sẽ có độ chênh lệch một chút ở những phiên bản có dung lượng cao hơn.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng ổ SSD có khả năng lưu trữ lớn, bạn có thể sử dụng giải pháp dùng 2 SSD 250GB với Raid 0 để có tốc độ tốt hơn.
Nếu bạn là người chuyên về kĩ thuật, có thể xem màn đánh giá ổ cứng ssd WD Blue 3D NAND >> tại đây
2. Ổ Cứng SSD Samsung Evo 850
Ổ cứng SSD Samsung Evo 850 là phiên bản phổ thông hơn so với dòng SSD Samsung Pro. Thương hiệu Samsung hiện nay có giá thành đắt nhất so với các sản phẩm SSD cùng dung lượng, nhưng tốc độ và chất lượng thì cũng khỏi bàn.
Thông số sản phẩm:
- Loại ổ cứng: SSD
- Dung lượng: 120GB
- Tiện ích: Chế độ Enhanced RAPID
- Tốc độ đọc (Mb): 540 MB/s
- Tốc độ ghi (Mb): 520MB/s
Đánh giá chung về ổ ssd này:
- Đạt tốc độ đọc 500 MB/s
- Nhanh hơn so với các ổ SSD khác
- Giá tốt cho từng gigabyte
- Tốc độ có thể giảm trong quá trình ghi dữ liệu kéo dài
Ổ cứng Samsung Evo 850 sử dụng bộ nhớ TLC thay vì MLC như của các hãng khác, cho hiệu suất tốt và độ bền bỉ cao hơn.
Với công nghệ TurboWhite, SSD Samsung Evo 850 trở nên đáng mua hơn. Là người em của SSD Pro cao cấp, nên SSD Evo 850 phần nào sở hữu được những ưu điểm tuyệt vời của SSD Pro.
Đây thực sự là một ổ cứng SSD đáng “đồng tiền bát gạo” tuy rằng nó có một mức giá khá chát so với các sản phẩm phổ thông khác trên thị trường.
Đọc thêm đánh giá rất chi tiết về samsung evo 850 >> tại đây
3. Ổ cứng SSD Crucial MX500
SSD Crucial MX500 được đánh giá là ổ cứng SSD có hiệu năng và giá rất tốt.
Crucial là công ty con của Micron – hãng làm chip nhớ nổi tiếng của Mỹ.
Thông tin sản phẩm:
- SSD giao tiếp Sata III
- Kích thước 2.5 Inch
- Dung lượng 250 GB
- Tốc độ đọc 560MBps
- Tốc độ ghi 510MBps
- Random IOPS R/W: 95k/90k
SSD MX500 được trang bị chip nhớ 3D TLC NAND 64 lớp 256 G. Đây là dòng chip nhớ được Micron hợp tác cùng Intel phát triển với nhiều ưu điểm, lớn nhất vẫn là chi phí bởi tổng dung lượng GB trên mỗi tấm wafer tăng hơn 80% trong khi chi phí/bit TLC giảm ít nhất 30%.
Trên cơ sở thì ổ cứng SSD Crucial MX500 có tốc độ khá ngang ngửa với WD Blue 250 GB 3D TLC NAND. Và ở thực tế sử dụng hàng ngày thì đã có những bài test cho thấy ổ cứng này chỉ trễ sau vài giây.
Đây có thể nói là một ổ cứng đáng mua về cả hiệu năng và giá cả để bạn có thể cân nhắc.
Xem thêm bài đành giá về hiệu năng của ổ cứng ssd crucial Mx500 250GB >> tại đây
Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ càng hơn về công nghệ ổ cứng SSD. Điều này giúp bạn hiểu rõ bản chất và công nghệ của sản phẩm này.
Ổ cứng sSD là gì?
SSD là viết tắt của cụm từ “Solid-State Drive“, có nghĩa là ổ đĩa thể rắn. Khác với HDD khi dữ liệu được ghi lên các đĩa từ, thì SSD các dữ liệu được ghi và lưu trữ trên các chip nhớ Flash (Flash memory).
SSD lưu trữ dữ liệu lên các chíp nhớ Flash nên dữ liệu không bị phân mảnh như HDD. Tốc độ đọc ghi trên SSD vì thế gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với ổ HDD. SSD có 2 thành phần quan trọng nhất là Flash và Controller, đây cũng chính là 2 thành phần quan trọng nhất quyết định hiệu suất và chất lượng của một ổ cứng SSD.
Ưu điểm của SSD so với HDD
Mọi người đều rất quen thuộc với ổ cứng HDD, nhưng với nhu cầu sử dụng máy tính nhiều và cần tốc độ như hiện nay thì việc nâng cấp lên SSD là điều cần thiết.
Vậy trước khi bạn nâng cấp ổ cứng HDD thì chắc bạn cũng muốn biết ổ cứng SSD có những ưu điểm gì đặc biệt so với ổ HDD truyền thống chứ. Ta sẽ xét ở một vài yếu tốt dưới đây:
⭕ Giá thành
Rõ ràng là ổ cứng SSD sẽ đắt hơn ổ cứng HDD rồi. SSD được làm với công nghệ chip nhớ, nhỏ gọn và tốc độ “thần sầu” vậy nên giá của một ổ cứng SSD có thể đắt gấp 8 đến 10 lần so với HDD.
⭕ Tốc độ
Tốc độ là ưu điểm đáng nói nhất ở ổ cứng SSD so với HDD. Ổ SSD sinh ra với mục đích gia tăng tốc độ sử dụng cho người dùng, nên dĩ nhiên nó sẽ có tốc độ vượt trội hơn so với HDD truyền thống rồi. Khi sử dụng SSD bạn chỉ mất khoảng vài giây để khởi động máy, trong khi với HDD bạn phải mất 1 phút hoặc hơn. Tốc độ này cũng đúng khi ứng dụng trong game, đồ họa…
⭕ Độ bền
SSD có độ bền hơn hẳn so với HDD do cấu tạo của ổ SSD là các chip nhớ được gắn cố định. Trong khi đó HDD là sự hoạt động liên tục của đĩa từ quanh trục quay.
⭕ Tiếng ồn
HDD khi hoạt động sẽ sinh ra tiếng động, rung khi bạn ghi hay truy xuất dữ liệu. Trong khi đó ổ cứng SSD hoạt động hoàn toàn mượt mà và yên lặng.
⭕ Việc phân mảnh dữ liệu
Đặc trưng trong cấu tạo của ổ HDD là các đĩa từ hình tròn, chính vì vậy với dữ liệu lớn sẽ dễ dàng lưu và truy xuất trên HDD, tuy nhiên với dữ liệu nhỏ lẻ thì sẽ là một nhược điểm lớn về việc dữ liệu bị phân mảnh cao. Điều này cũng là một phần nguyên do chính khiến HDD bị hạn chế về tốc độ truy xuất dữ liệu.
Điều này sẽ được hạn chế trên ổ cứng SSD do cơ bản thì cấu tạo là các chip nhớ và dữ liệu được phân vùng trên đó.
⭕ Hiệu suất
Rõ ràng SSD có hiệu suất tốt hơn rất nhiều so với HDD, bên cạnh đó ổ cứng SSD cũng có độ ổn định và khả năng chống sốc tốt hơn nhiều so với ổ cứng HDD.
⭕ Thiết kế và độ phổ biến
SSD có thiết kế đẹp và linh hoạt hơn rất nhiều do cấu tạo chip nhớ nhỏ gọn (HDD bị bó buộc bởi thiết kế đĩa từ hình tròn). Tuy nhiên ổ cứng HDD hiện nay vẫn có độ phổ biến cao do giá thành rẻ phù hợp với đa số, và có dung lượng cao.
Ổ cứng SSD bị hạn chế bởi không xử lý được dung lượng lưu trữ lớn, dung lượng lớn dễ khiến SSD bị mất dữ liệu, tuy hiện nay công nghệ phát triển khá tốt và gia tăng dung lượng SSD lên khá cao tuy nhiên vẫn không thể bằng HDD ở yếu tố này.
Sử dụng ổ SSD thế nào cho hợp lý?
Ổ cứng SSD là một công nghệ tuyệt vời hiện tại. Và với rất nhiều ưu điểm của mình thì rất nhanh chóng ổ cứng SSD đã được dùng phổ biến hiện nay.
Nhưng SSD cũng có nhược điểm đó là giá thành và khả năng lưu trữ. Vậy dùng ổ cứng SSD sao cho đúng?
Hầu hết mọi người đều mong muốn có một chiếc laptop, PC có tốc độ nhanh để phục vụ công việc và giải trí. Vậy nên ổ cứng SSD thường được dùng làm ổ để cài đặt hệ điều hành, cài đặt các trò giải trí. Điều này đảm bảo được tốc độ cho trong sử dụng. Đồng thời có thể dùng thêm một ổ cứng HDD để có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn.
Với SSD dùng để cài đặt hệ điều hành bạn có thể chọn ổ cứng SSD 120GB hoặc 250GB tùy nhu cầu. Đối với laptop bạn vẫn có thể dùng ổ cứng SSD song song với HDD thông qua việc sử dụng caddy bay (xem thêm carddy bay là gì?)
Ngoài ra không nên để ổ cứng SSD của bạn luôn trong trạng thái thiếu bộ nhớ (full disk). Điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ SSD của bạn.
Mọi người cũng nên hạn chế việc xóa và ghi dữ liệu lên ổ SSD một cách vô tội vạ. Vì điều này sẽ làm hao mòn các ô nhớ flash trên chiếc SSD của bạn.
Phân loại ổ cứng SSD
Bỏ qua các SSD với giao tiếp PCI Express trong bài viết này, chúng ta chỉ nói đến ổ cứng SSD SATA III. Đối với ổ cứng SSD với giao tiếp SATA III được phân loại chủ yếu theo các loại chip nhớ phổ biến đó là: NAND SLC, MLC hay TLC.
Đây là 3 công nghệ flash NAND phổ biến nhất hiện nay, SLC (single-level cell), MLC (multi-level cell) và TLC (triple-level cell). Sự khác nhau giữa các công nghệ này là mật độ bit dữ liệu chứa trong chip nhớ, độ trễ và độ bền dựa theo chu kỳ ghi xóa (P/E cycle). Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng tổng thể của SSD.
Theo bảng thông số kỹ thuật bên dưới cho thấy NAND SLC chỉ chứa 1 bit dữ liệu (0 hoặc 1) nhưng có độ trễ thấp nhất và độ bền đạt đến 100.000 chu kỳ ghi xóa. MLC chứa 2 bit dữ liệu và chu kỳ ghi xóa vào khoảng 10.000 lần. Trong khi đó, NAND TLC (triple level cell) chứa đến 3 bit dữ liệu nhưng vấn đề lớn nhất của công nghệ chip nhớ này là độ tin cậy thấp, chỉ 5.000 chu kỳ P/E và độ trễ cao hơn nhiều so với hai loại trên.
Về cơ bản, SSD sử dụng chip NAND TLC có tốc độ đọc lẫn ghi thấp hơn chip MLC, mặc dù mỗi cell của TLC chứa đến 3 bit dữ liệu. Ngược lại SSD dùng NAND SLC có hiệu năng và độ bền cao nhất đồng thời chi phí sản xuất cũng cũng đắt hơn nhiều, nên chỉ ứng dụng trong các hệ thống đòi hỏi độ bền và khả năng đáp ứng cùng lúc số lượt truy xuất dữ liệu lớn.Về cấu trúc flash NAND được chia theo mô hình lưới, cơ bản là cell (ô nhớ), page (trang) và block (khối). Nhiều cell hợp thành một page, kích thước thường từ 2 – 16KB. Tương tự nhiều page sẽ tạo thành một block, gồm 128 đến 256 page với kích thước từ 256KB – 4MB. Trong xu hướng hiện nay, nhiều nhà sản xuất thường chọn cách mở rộng kích thước page và block để tăng tốc độ ghi của SSD. (theo tinhte.vn)
kết luận
Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ tự tin để chọn mua một ổ cứng SSD tốt nhất, phù hợp nhất với mình.
Ngoài ra hiểu được cấu tạo của ổ cứng SSD cũng như cách thức hoạt động, bạn sẽ có thể dụng nó một cách hợp lý nhất cho công việc và nhu cầu thường ngày của mình.
P/S: Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét góp ý thêm cho bài viết này nha mọi người.